Thép HRC là một trong những vật liệu đầu vào thường xuyên được dùng để sản xuất ống thép, tôn mạ, sản phẩm cơ khí, gia công tiết tấu trong nhà xưởng… Tuy có nhiều ưu điểm và được sử dụng khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại thép này. Trong bài viết này, Đại quang minh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi thép HRC là gì? Đặc điểm và quy trình sản xuất đã được chúng tôi tổng hợp thông tin.
Thép HRC là gì?
Thép HRC thường được gọi chung là thép tấm cuộn cán nóng, hoặc có thể hiểu đơn giản là thép có dạng tấm cuộn. Thép được chế tạo nhờ quy trình cán nóng. Nguyên liệu sản xuất thép cần có độ dày đa dạng và bề rộng của nguyên liệu thường từ 1500 - 2000mm.
Bề mặt của vật liệu sản xuất thép HRC được cán nóng thường có màu xanh xám khi mới được chế tạo. Nguồn vật liệu thép cuộn cán nóng được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam và thường có mặt ngoài màu vàng bởi sự tác động từ nước biển
Thép tấm HRC có tính chất mềm dẻo tốt, dễ dàng uốn thành nhiều hình dạng khác nhau, có độ bền bỉ cao. Loại thép này có nhiều mác thép khác nhau như: Q235, Q345, SS400, C45,CT3,...Tùy vào mục đích sử dụng, tính chất của mỗi hạng mục mà người mua sẽ lựa chọn mác, độ dày, tạo hình dáng chuẩn xác.
Ưu điểm và nhược điểm của thép HRC
Ưu điểm
-
Thép HRC sở hữu độ dẻo và độ mềm cao, khi cán nóng cho phép chúng ta điều chỉnh hình dạng thoải mái theo yêu cầu.
-
Khi sản xuất, hầu hết các tạp chất và khuyết điểm của thép đều được tiến hành loại bỏ hết.
-
Trong quá trình rót thép, sẽ xuất hiện các vết nứt, bong bóng nhưng khi ở trong nhiệt độ và áp suất cao sẽ rất nhanh liền lại.
-
Thép HRC có độ bền bỉ cao
-
Loại vật liệu này có thể đặt bên ngoài trời, chịu sự tác động của thời tiết trong thời gian dài mà không sợ chịu ảnh hưởng bởi oxi hóa gỉ sét làm mất thẩm mỹ.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật của thép HRC vẫn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể, sau khi tiến hành đưa vào để cấn nóng, vỏ kim loại có trong thép được ép thành các miếng mỏng, có hiện tượng xếp chồng lớp. Khi thực hiện giai đoạn này yêu cầu thợ cần có tay nghề cao, giỏi và chú ý tới từng chi tiết nhỏ để đảm bảo độ bền và độ thẩm mỹ của thép.
Việc tiến hành cán mỏng thép HRC cũng dễ làm hư hỏng dọc theo bề dày của tấm thép. Vì vậy khi tiến hàng tạo ra sản phẩm thép này cần lưu ý để không tác động sai khiến thành phẩm bị loại do hư hỏng, bị tách, không đạt yêu cầu.
Xem thêm: Phụ kiện hàn ống thép chất lượng
Quy trình sản xuất thép HRC
Đối với những người đang có ý định sử dụng loại vật liệu này, cần hiểu hơn về quá trình tạo nên thép HRC. Dưới đây là chi tiết các bước sản xuất thép HRC:
Bước 1: Xử lý quặng khai thác
Thép HRC được sản xuất từ quặng khai thác trong lòng đất hay những khu vực chứa kim loại quý dạng thô. Những quặng này được chọn lọc để làm nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thép bao gồm quặng viên, quặng thiêu kết cùng các chất phụ gia khác.
Nguyên liệu được qua xử lý sẽ đưa vào lòng ở nhiệt độ cao. Toàn bộ nguyên liệu sẽ không còn hình dạng như ban đầu mà ở dạng lỏng do đã được nóng chảy.
Bước 2: Tạo dòng thép nóng chảy
Kim loại sau khi nóng chảy được đem tới lò nung cơ bản hoặc lò hồ quang điện. Ở nhiệt độ cao, những kim loại này sẽ được loại bỏ tạp chất để tạo ra loại thép HRC theo đúng yêu cầu. Việc sản xuất loại thép như nào phụ thuộc vào yêu cầu về các thành phần hóa học bên trong thép và mục đích sử dụng của người dùng.
Bước 3: Tiến hành đúc tiếp
Kim loại được nung xong sẽ được chuyển tới lò đúc phôi để có thể rèn luyện tiếp. Thường có 3 loại phôi:
Phôi thanh có tiết diện 100×100, 125×125, 150×150, độ dài trung bình của phôi khoảng từ 6 - 9 -12m. Chúng được dùng để cán kéo thép cuộn, ứng dụng trong xây dựng hoặc các sản phẩm thép có nhiều vằn ở thân.
Phôi phiến là loại được dùng để tạo nên cán thép cuộn cán nguội, thép cuộn cán nóng.
Phôi Bloom được sử dụng nhằm thay thế cho 2 loại phôi trên, tùy thuộc vào từng trường hợp có sự thay thế nhất định.
Sau công đoạn làm phôi, thép được giữ nguyên ở nhiệt độ cao sau đó chuyển sang công đoạn cán sản phẩm. Đa phần mọi nhà máy hoặc xưởng sản xuất sẽ vận dụng những thiết bị với công nghệ cao, giúp quá trình thực hiện luôn được đúng kỹ thuật, đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Vai trò của mặt bích thép trong hệ thống cấp thoát nước
Bước 4: Cán thép thành phẩm
Hoàn thiện phôi sau khi nung trong lò có nhiệt độ cao được đưa thẳng đến nhà máy để cán ra những thành phẩm theo yêu cầu.
Công đoạn này thường thực hiện tại nhà máy cán thép. Thành phẩm sẽ có thép HRC theo đúng cầu cầu và được xử lý qua công nghệ chống oxy hóa từ môi trường bên ngoài
Kết luận
Bài viết trên, Đại quang minh đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn thông tin của thép HRC như: thép HRC là gì? Đặc điểm và quy trình sản xuất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về loại thép HRC.