Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Và Lưu Ý Khi Sử Dụng Bình Chữa Cháy

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay dạng khí
Cách sử dụng :
Bình chữa cháy dạng khí cũng có cách sử dụng tương tự với những loại bình chữa cháy khác. Về cơ bản sẽ có những thao tác như sau:
    -Thao tác đầu tiên mang bình chữa cháy khí đến khu vực cần chữa cháy và giữ khoảng cách an toàn.
    -Thao tác tiếp theo dùng ngón tay kéo chốt an toàn, một tay cầm vào cò bóp. Tuyệt đối không được cầm trực tiếp vào bình chữa cháy hay đầu vòi vì sẽ gây bỏng lạnh nguy hiểm.
    - Cuối cùng nắm chặt cò bóp để cho chất chữa cháy phun ra theo hướng vòi phun cho đến khi lửa tắt hẳn.
Description: D:\PCCC\z4634442421516_1786b7ed16a0d91c51c061487d97a699.jpg
 
Công dụng :
     Bình chữa cháy dạng khí được ứng dụng cho đám cháy có các thiết bị, máy móc hiện đại, tài liệu quan trọng. Hoặc dùng cho các sự cố cháy đường điện hạ, trung và cao thế; chập điện phát sinh hồ quang hay một số kim loại cháy.


Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay dạng bột
Cách sử dụng :
Bình chữa cháy nhỏ cầm tay :
     Khi có cháy xảy ra, mang bình chữa cháy tới địa điểm gần đám cháy, lắc xóc bình vài phút  để bột tơi. Tiếp đến, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tùy vào từng loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra.
Nếu là bình chữa cháy xe đẩy thì cách sử dụng như sau :
    - Đẩy xe đến đám cháy, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun vào gốc lửa.
     - Giật chốt an toàn, kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
     - Cầm chặt lăng phun cho thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Description: D:\PCCC\z4634428476664_bde3e12260cf03afeeb5eb06d583ff66.jpg
 
 
Ứng dụng :
     Bình chữa cháy dạng bột chủ yếu để chữa cháy các chất rắn, lỏng, khí và các chất khí hóa lỏng dễ cháy. Ngoài ra, loại bình chữa cháy này cũng được sử dụng để dập tắt các đám cháy kim loại, chữa cháy điện hạ thế (<1000V).


Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay dạng bọt
Cách sử dụng :
     Bình bọt Foam chữa cháy có cách sử dụng hơi khác so với các loại bình khác một chút. Do tính đặc thủ của chất bọt chữa cháy trong bình và tùy đặc điểm của từng đám cháy mà sẽ có những lưu ý khi sử dụng khác nhau.
Đối với các đám cháy chất lỏng dễ cháy:
     Lưu ý quan trọng khi sử dùng bình bọt chữa cháy khi chữa các đám cháy chất lỏng là không phun trực tiếp lên chúng. Bởi chất lỏng sẽ bắn ngược ra ngoài và khiến đám cháy lan sang các bề mặt gần đó.
     Trong trường hợp này, bạn nên phun bọt vào xung quanh đám cháy và qua đầu ngọn lửa một cách thật nhẹ nhàng. Điều này sẽ làm cho bọt rơi xuống, lắng đọng lại và bao quanh chất lỏng, không cho chất lỏng lan ra xung quanh.


                                
 
Đối với các đảm cháy chất rắn:
Với loại đám cháy này bạn có thể phun bọt trực tiếp vào ngọn lửa.
Nếu là đám cháy điện, trong trường hợp khẩn cấp bạn vẫn có thể dùng bình chữa cháy bọt để chữa cháy. Tuy nhiên, không được khuyến khích lắm, và khi sử dụng bạn nhớ lưu ý:
Sử dụng bình tương tự như đối với các đám cháy chất rắn dễ cháy.
Tuy nhiên bạn phải thật cẩn thận trong việc giữ khoảng cách với đám cháy tối thiểu là 1m để đảm bảo tránh nguy cơ bị điện giật.
Ứng dụng :
Bình chữa cháy bọt Foam là một bình chữa cháy vô cùng hiệu quả để chữa các đám cháy có nhiều rủi ro như: văn phòng làm việc, kho chữa đồ, các nhà máy, nhà xưởng, bãi xe, khách sạn

 
 
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy:
  - Phạm vi phun tối đa của bình chữa cháy là 4m. Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng một chỗ.
  - Nếu đã rút chốt và sử dụng, bình chữa cháy  sẽ nhanh bị tụt áp và lúc này phải đi nạp lại. Với bình bột thì chúng ta kiểm tra đồng hồ đo áp suất của bình, nếu kim chỉ vạch đỏ, hoặc gần vạch đỏ thì phải nạp lại. Với bình khí thì có thể đoán qua khối lượng bình, hoặc đơn giản và hiệu quả nhất là đặt lên bàn cân để kiểm tra trọng lượng khí còn trong bình. Với bình khí CO2 MT3, trọng lượng khí là 3kg + vỏ ~8,5kg = 11,5kg, dùng phương pháp loại trừ để biết số lượng khí còn trong bình. Với bình khí CO2 MT5, trọng lượng khí là 5kg + vỏ ~9,5kg = 14,5kg, dùng phương pháp loại trừ để biết số lượng khí còn trong bình.
  - Bình chữa cháy  dạng khí dùng để chữa cháy điện (điện hạ thế, trung thế và cao thế).
  - Bình chữa cháy dạng khí không chữa được đám cháy từ kim loại, và một số chất giàu oxy.
  -  Bảo quản bình chữa cháy ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá từ 55 độ trở lên dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình.
   - Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá…, thì phải sửa chữa, thay thế để đảm bảo bình có thể hoạt động hiệu quả khi có sự cố xảy ra.
   - Nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới bình chữa cháy nếu đã sử dụng được 3 – 4 năm, hoặc khi thấy có hiện tượng gỉ sét trên bình để đảm bảo an toàn cho con người.